Hướng Dẫn Cách Kiểm Tra Sai Số Máy Thủy Bình, Máy Toàn Đạc, Máy Kinh Vĩ

Máy sau khi kiểm định đều đảm bảo độ chính xác, tuy nhiên khi sử dụng lâu sẽ phát sinh những sự cố, hay vị rơi ngã, va đập…vì vậy người dùng nên thường xuyên kiểm tra máy móc trước khi đưa vào sử dùng để phát hiện kịp thời những sai số của máy, đừng đợi đến khi tới hạn kiểm định mới mang máy đi. | kiểm tra sai số máy toàn đạc.

Mục lục

1. Kểm định máy thủy bình, máy kinh vĩ, máy toàn đạc là gì và tầm quan trọng của việc kiểm định máy?

2. Quy trình kiểm định máy thủy bình, máy kinh vĩ, máy toàn đạc.

3. Hệ thống kiểm định máy thủy bình, máy kinh vĩ, máy toàn đạc đạt tiêu chuẩn.

4. Hướng dẫn cách kiểm tra sai số máy thủy bình, máy kinh vĩ, máy toàn đạc tại hiện trường.

5. Dịch vụ Kiểm định, Hiệu chuẩn máy thủy bình-máy kinh vĩ-máy toàn đạc tại các tỉnh:

5.1. Kiểm định máy thủy bình, máy kinh vĩ, máy toàn đạc tại Hải Phòng

5.2. Kiểm định máy thủy bình, máy kinh vĩ, máy toàn đạc tại Hải Dương.

5.3. Kiểm định máy thủy bình, máy kinh vĩ, máy toàn đạc tại Nam Định.

5.4. Kiểm định máy thủy bình, máy kinh vĩ, máy toàn đạc tại Hà Nội.

5.5. Kiểm định máy thủy bình, máy kinh vĩ, máy toàn đạc tại Bắc Ninh

5.6. Kiểm định máy thủy bình, máy kinh vĩ, máy toàn đạc tại Cần Thơ.

5.7. Kiểm định máy thủy bình, máy kinh vĩ, máy toàn đạc tại Vĩnh Long.

5.8. Kiểm định máy thủy bình, máy kinh vĩ, máy toàn đạc tại Sóc Trăng.

5.9. Kiểm định máy thủy bình, máy kinh vĩ, máy toàn đạc tại Hậu Giang.

5.10. Kiểm định máy thủy bình, máy kinh vĩ, máy toàn đạc tại Đồng Tháp.

5.11. Kiểm định máy thủy bình, máy kinh vĩ, máy toàn đạc tại An Giang.

5.12. Kiểm định máy thủy bình, máy kinh vĩ, máy toàn đạc tại Kiên Giang.

5.13. Kiểm định máy thủy bình, máy kinh vĩ, máy toàn đạc tại Trà Vinh.

5.14. Kiểm định máy thủy bình, máy kinh vĩ, máy toàn đạc tại Cà Mau.

5.15. Kiểm định máy thủy bình, máy kinh vĩ, máy toàn đạc tại Bạc Liêu.

Ngoài ra nếu khi sử dụng máy toàn đạc, máy thủy bình, máy kinh vĩ mà người dùng phát hiện bọt thủy lệch, máy rơ, chập chờn, đo đạc không ổn định thì nên mang máy đến các trung tâm kiểm nghiệm để được kiểm tra, hiệu chuẩn và kiểm định máy chính xác trước khi đo đạc.

Sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn nhanh cho các bạn cách thức kiểm tra sơ bộ máy thủy bình, máy kinh vĩ, máy toàn đạc của mình tại hiện trường để phát hiện những sai số nếu có.

Cách kiểm tra sai số máy thủy bình.

Đối với máy thủy bình thì phát sinh sai số chính thường là sai số góc i, kiểm ngiệm sai số góc i máy thủy bình là kiểm tra độ lệch của tia ngắm nằm ngan trên máy thủy bình so với mặt nước thủy chuẩn, kiểm tra để có phương án hiệu chuẩn, hạn chế sai sót trong phép đo cao độ. Cách kiểm tra sai số góc i ngoài thực địa là dùng phương pháp đo khép trạm giữa hai mốc cố định A và B.

Bước 1:

Mang máy ra khu vực kiểm tra (nên chọn khu vực có mặt bằng tương đối bằng phẳng), chọn 2 điểm cố định, khoảng cách đạt khoảng 40 – 50 m.

Bước 2:

– Mang chân máy dựng giữa 2 mia, sao cho khoảng cách từ máy đến 2 mia tương đối bằng nhau, xấp xỉ 20 m (như hình 1).

Đặt máy thủy bình giữa 2 mia và đọc số trên mia

 Hình 1. Đặt máy thủy bình giữa 2 mia và đọc số trên mia

– Lắp máy vào chân và tiến hành cân chỉnh máy vào vị trí cân bằng.

– Xoay máy hướng về phia mia dựng tại mốc A, đọc số trên mia tại A là  a1 = 1413 mm; tương tự quay máy hướng về phí mia đang dựng tại mốc B, đọc số trên mia B là b1 = 1068 mm.

– Tiến hành tính độ chênh cao giữa 2 điểm mốc A và B:

rh1 = a1 – b1 = 1413 – 1068 = 345 mm.

Bước 3:

– Di chuyển máy đến gần vị trí 1 trong 2 điểm mốc, với khoảng cách xấp xỉ là 5m – 335m, ( như hình 2). Ở đây ta chọn vị trí máy gần mia A

Đặt máy lệch về một bên mia và đọc số trên mia

Hình 2.Đặt máy lệch về một bên mia và đọc số trên mia

– Sau khi cân chỉnh máy vào vị trí cân bằng, ta xoay máy hướng về phía mia đang dựng tại mốc A, đọc được số mia a2 = 1379 mm; tương tự xoay máy ngắm về phía mia dựng tại mốc B, đọc được số mia B là b2 = 1032 mm.

– Tính toán độ chênh cao giữa 2 mốc A và B:

rh2 = a2 – b2 = 1379 – 1032 = 347 mm.

Bước 4:

So sánh chênh cao của 2 điểm mốc A và B qua 2 lần đo: lần 1 máy giữa 2 mia thì rh1= 345 mm; lần 2 máy gần điểm mia B thì rh2 = 347 mm.

Sai số của 2 lần đo là:

rH = rh1 – rh2 = 345 – 347 = – 0002 mm.

Vậy sai số – 2 mm là sai số góc i của máy thủy bình.

rH = 2 mm < 3 mm (Đạt).

Chú ý:

– Khi kiểm tra sai số góc I của máy thủy bình, nếu sai số ≤ 3 mm (≤ 0.003 m) thì người dùng có thế tiếp tục các thao tác đo đạc với máy thủy bình.

– Nếu sai số vượt quá 0.003m thì nên mang máy đến các trung tâm kiểm định để hiệu chuẩ lại máy, tranh tình trạng sai sót khi đo

 

Cách kiểm tra sai số máy toàn đạc, máy kinh vĩ.

Với dòng máy toàn đạc, máy kinh vĩ thì sai số thường là loại sai số đo góc (MO-2C) và sai số đo cạnh, cách kiểm tra ngay tại hiện trường như sau:

 Kiểm tra sai số trục ngắm của ống kính (2C):

Kiểm tra sai số MO-2C máy thủy bình- máy toàn đạc

Kiểm tra sai số MO-2C máy thủy bình- máy toàn đạc

Mang máy đặt lên chân tại vị trí nền cứng, ổn định và cân bằng máy.

Tiếp theo chọn một vị trí ổn định khác làm mục tiêu (cự ly từ máy đến mục tiêu nên từ 50 -80m)

Bật máy lên, chọn trang màn hình đo góc, ở mặt thuận (F1) ngắm vào mục tiêu A sau đó quy góc bằng về 0000’00’’. Tiếp theo đảo kính, quay máy đi 1800 (F2) ngắm lại mục tiêu A đọc giá trị góc bằng H. Nếu góc ngang H = 180000’00’ là chính xác tuyệt đối, tuy nhiên có thể tham khảo bảng giá trị bên dưới:

Độ chính xác đo góc của máy Sai số kiểm tra nhỏ hơn Kết quả
±1’’ ±5’’ Đạt
±2’’ ±5’’ Đạt
±3’’ ±12’’ Đạt
±5’’ ±12’’ Đạt
±6’’ ±30’’ Đạt
±7’’ ±30’’ Đạt

Kiểm tra sai số chỉ tiêu của bàn độ đứng (MO):

Máy cài đặt góc đứng ở chế độ Zenith = 00 và đang ở mặt thuận (F1) ngắm vào mục tiêu A đọc giá trị góc đứng V1. Sau đó đảo ống kính quay máy đi 1800 ngắm lai mục tiêu A đọc giá trị góc đứng V2 . So sánh kết quả với các mốc sau, nếu vượt quá mức quy định thì máy cần được điều chỉnh.

  • Đối với máy khắc bàn độ từ 900 – 2700: MO = (V1+V2 – 3600)/2
  • Đối với máy khắc bàn độ từ 00 – 1800: MO = (V1+V2 – 1800)/2
  • Đối với máy khắc bàn độ từ 00 – 00: MO = (V1+V2)/2

Có thể tham khảo bảng giá trị bên dưới

Độ chính xác đo góc của máy Sai số kiểm tra nhỏ hơn Kết quả
±1’’ ±15’’ Đạt
±2’’ ±15’’ Đạt
±3’’ ±20’’ Đạt
±5’’ ±20’’ Đạt
±6’’ ±30’’ Đạt
±7’’ ±30’’ Đạt

Kiểm tra sai số đo khoảng cách (đối với máy toàn đạc):

Kiểm tra sai số đo khoảng cách

Kiểm tra sai số đo khoảng cách

Ngoài hiện trường, người dùng đánh dấu vị trí 2 điểm AB ngoài hiện trường,  cự li AB từ 5.0m  – 10.0m

Sau đó mang máy dựng và cân bằng vào điểm A (hoặc B) ngắm về điểm còn lại.

Kiểm tra hằng số lương trên máy đã đúng chưa (Có thể tham khảo bảng Hằng số gương bên dưới) sau đó vào trang đo khoảng cách để kiểm tra khoảng cách có đúng theo kích thước 2 điểm AB đã làm dấu hay không.

hằng số gương

Kết luận: Quá trình kiểm tra sai số của máy thủy bình, máy toàn đạc, máy kinh vĩ tại hiện trường nên được thực hiện thường xuyên để đảm bảo máy luôn đảm bảo thoạt động đúng tiêu chuẩn kỹ thuật. Ngoài ra nếu có nghi ngờ về các sai số, sự cố của máy người dùng nên nhanh chóng mang máy đến các trung tâm kiểm định để được kiểm tra, hiệu chuẩn kịp thời và đảm bảo chính xác.

 

Bình luận của bạn