Qui Trình Kiểm Tra, Hiệu Chuẩn, Kiểm Định Máy Máy Thủy Bình-Máy Kinh Vĩ-Máy Toàn Đạc

Với mỗi dòng máy và những tình trạng thực tế của máy, Geotex đều có phương án và qui trình kiểm tra khắc khe nhất, đảm bảo quá trình hiệu chuẩn máy đúng trình tự và mang lại độ chính xác cao nhất. | Kiểm định máy toàn đạc thủy bình.

Mục Lục

1. Kiểm định máy thủy bình, máy kinh vĩ, máy toàn đạc là gì và tầm quan trọng của việc kiểm định máy?

2. Quy trình kiểm định máy thủy bình, máy kinh vĩ, máy toàn đạc.

3. Hệ thống kiểm định máy thủy bình, máy kinh vĩ, máy toàn đạc đạt tiêu chuẩn.

4. Hướng dẫn cách kiểm tra sai số máy thủy bình, máy kinh vĩ, máy toàn đạc tại hiện trường.

5. Dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn máy thủy bình, máy kinh vĩ, máy toàn đạc tại các tỉnh.

5.1. Hiệu chuẩn máy thủy bình, máy kinh vĩ, máy toàn đạc tại Hải Phòng

5.2. Hiệu chuẩn máy thủy bình, máy kinh vĩ, máy toàn đạc tại Hải Dương.

5.3. Hiệu chuẩn máy thủy bình, máy kinh vĩ, máy toàn đạc tại Nam Định.

5.4. Hiệu chuẩn máy thủy bình, máy kinh vĩ, máy toàn đạc tại Hà Nội.

5.5. Hiệu chuẩn máy thủy bình, máy kinh vĩ, máy toàn đạc tại Bắc Ninh

5.6. Hiệu chuẩn máy thủy bình, máy kinh vĩ, máy toàn đạc tại Cần Thơ.

5.7. Hiệu chuẩn máy thủy bình, máy kinh vĩ, máy toàn đạc tại Vĩnh Long.

5.8. Hiệu chuẩn máy thủy bình, máy kinh vĩ, máy toàn đạc tại Sóc Trăng.

5.9. Hiệu chuẩn máy thủy bình, máy kinh vĩ, máy toàn đạc tại Hậu Giang.

5.10. Hiệu chuẩn máy thủy bình, máy kinh vĩ, máy toàn đạc tại Đồng Tháp.

5.11. Hiệu chuẩn máy thủy bình, máy kinh vĩ, máy toàn đạc tại An Giang.

5.12. Hiệu chuẩn máy thủy bình, máy kinh vĩ, máy toàn đạc tại Kiên Giang.

5.13. Hiệu chuẩn máy thủy bình, máy kinh vĩ, máy toàn đạc tại Trà Vinh.

5.14. Hiệu chuẩn máy thủy bình, máy kinh vĩ, máy toàn đạc tại Cà Mau.

5.15. Hiệu chuẩn máy thủy bình, máy kinh vĩ, máy toàn đạc tại Bạc Liêu.

Qui kình kiểm tra, hiệu chuẩn kiểm định máy thủy bình:

Bước 1. Kiểm tra bên ngoài báo cáo kết quả cho khách hàng.

Xem xét và ghi rõ các thông tin về tên sản phẩm, nhãn hiệu, chủng loại, số hiệu, phạm vi hoạt động của phương tiện đo lường,…và tình trạng hiện tại của máy

Kiểm tra chi tiết các bộ phận và kết luận vào biên bản hiệu chuẩn:

  • Ốc cân máy và đế máy: Nhẹ, chắc chắn.
  • Hệ thống quang học: Sáng, rõ ràng.
  • Bộ phận vi động ngang: Nhẹ, không rơ, không bị tắc.
  • Bộ phận điều quang: Nhẹ, không tắc.
  • Gương nhìn bọt thủy: Rõ ràng.

Bước 2. Kiểm tra kỹ thuật

Tiến hành đặt thiết bị lên hệ thống và kiểm tra kỹ thuật theo các yêu cầu :

  • Độ nhạy hay giá trị độ chia.
  • Cân bằng máy.
  • Với máy thủy bình tự điều chỉnh tia ngắm: kiểm tra độ nhạy của bộ phận tự cân bằng

Bước 3: Vệ sinh thân máy, hộp máy, tra dầu mỡ.

Bước 4: Bảo trì, sữa chữa lỗi máy.

Bước 5: Bảo dưỡng hệ thống quang học và cơ học.

Bước 6: Sửa chữa các hư hỏng và lỗi của máy.

Bước 7: Hiệu chuẩn bọt thủy, sai số góc i

Sai số góc i máy thủy bình

Sai số góc i máy thủy bình

Bước 8: Đo kiểm tra ngoài hiện trường.

Bước 9: Xuất phiếu kiểm định và bàn giao máy thủy bình cho khách hàng.

máy thủy bình

  • Máy thủy bình đạt yêu cầu sẽ được dán tem, cấp giấy kiểm định, chứng nhận kết quả kiểm định. Chu kỳ kiểm định được khuyến nghị là 6 tháng một lần

Quy trình kiểm tra, hiệu chuẩn máy toàn đạc, máy kinh vĩ.

Bước 1. Kiểm tra bên ngoài của máy

Quá trình này sẽ tiến hành kiểm tra hoạt động của các bộ phận như: ốc cân máy, vít vi động, bộ phận ngắm, ống quang học, lưới chữ thập,…

Thông qua kiểm tra để đảm bảo các bộ phận đều hoạt động bình thường. Vít sẽ không bị lỏng hoặc bị vặn quá chặt, lưới chữ thập không bị mờ,…

Bước 2. Tiến hành kiểm tra kỹ thuật

Kiểm tra ống thủy và bọt thủy tròn

Để kiểm tra bọt thủy tròn cần đặt máy ở vị trí cân bằng, sao cho ống thủy dài nằm song song với hai ốc cân máy của chân đế. Sau đó xoay máy quay 900, dùng hai ốc cân máy điều chỉnh để đưa bọt nước vào giữa ống thủy dài.

Cuối cùng, xoay máy đi một góc 1800. Nếu bọt nước vẫn nằm giữa ống thủy dài có nghĩa là máy thỏa mãn điều kiện.

Kiểm tra trục ngắm của bộ phận dọi tâm

Kiểm tra trục dọi tâm của máy

Kiểm tra trục dọi tâm của máy

Để kiểm tra trục ngắm, cần đặt máy ở vị trí cân bằng. Sau đó quay máy quanh trục của nó, sao cho tâm mốc ở mặt đất trùng với tâm của bộ phận dọi tâm của máy toàn đạc là được.

Kiểm tra giới hạn bù nghiêng của máy

Kiểm tra sai số bù nghiêng

Kiểm tra sai số bù nghiêng

Kiểm tra màng chỉ chữ thập

Màng chỉ chữ thập của máy gồm một tia nằm ngang và một tia thẳng đứng. Màng chỉ chữ thập đảm bảo khi chỉ đứng nằm trong mặt phẳng có chứa trục ngắm và chỉ ngang nằm trong mặt phẳng có chứa trục quay của ống kính.

Bước 3: Kiểm tra đo lường

  • Kiểm tra đo lường ở góc bằng theo sơ đồ (2C)

Để kiểm tra sai số trục ngắm, khi máy đang ở mặt thuận F1. Đưa ống ngắm vào một mục tiêu A cho trước, quy gốc bằng về 0000’00”. Sau đó tiếp tục đảo kính, quay góc máy 1800 (F2) rồi lại ngắm vào mục tiêu A. Đo lại giá trị H để kiểm tra sai số.

Kiểm tra sai số 2C

Kiểm tra sai số 2C

  • Kiểm tra góc đứng theo sơ đồ (MO)

Để kiểm tra sai số MO cần cài đặt góc đứng của máy ở chế độ Zenith = 00 và đang ở mặt thuận (F1). Sau đó đưa ống ngắm ngắm vào mục tiêu A, đọc giá trị góc đứng V1. Sau đó đảo ống kính quay máy đi 180000’00″ngắm lại mục tiêu A và đọc giá trị góc đứng V2. Dựa vào kết quả đo sẽ kiểm tra được sai số và điều chỉnh phù hợp.

Kiểm tra sai số MO

Kiểm tra sai số MO

  • Kiểm tra đo khoảng cách bằng đường chuẩn và bộ đo khoảng cách

Kiểm tra sai số đo khoảng cách

Kiểm tra sai số đo khoảng cách

Sau khi hoàn tất các bước kiểm tra, hiệu chỉnh, máy toàn đạc, máy kinh vĩ được test ngoài môi trường thực tế trước khi bàn giao cho khách hàng.

Máy kinh vĩ, máy toàn đạc sau khi hiệu chuẩn đạt yêu cầu sẽ được dán tem, cấp giấy kiểm định, chứng nhận kết quả kiểm định và hồ sơ năng lực đơn vị kiểm định theo quy định. Chu kỳ kiểm định được khuyến nghị là 6 tháng một lần

Bình luận của bạn