Các nguồn sai số
Liên hệ
Có một số thao tác do người thực hiện có thể gây ra sai số như: sai số định tâm, đo chiều cao anten chưa chính xác, sai số do nhiễu xạ tín hiệu vệ tinh.
Các nguồn sai số tối ưu hiệu quả
Quý khách có nhu cầu nhận báo giá & tư vấn, vui lòng để lại thông tin để bộ phận bán hàng có thể liên hệ và chăm sóc hoặc liên hệ trực tiếp thông qua Zalo và Số Điện Thoại để được tư vấn sớm nhất!
Thông số kỹ thuật của Các nguồn sai số
Các nguồn sai số ảnh hưởng đến máy thu
- Sai số của đồng hồ (satellite clock)
Đây là sai số của đồng hồ trên vệ tinh (đồng hồ nguyên tử), đồng hồ trong máy thu (đồng hồ thạch anh) và sự không đồng bộ giữa chúng. Để ảnh hưởng sai số đồng hồ của vệ tinh và máy thu, người ta sử dụng hiệu các trị đo giữa các vệ tinh cũng như giữa các trạm quan sát.
2 Sai số của quỹ đạo vệ tinh (orbits)
Chuyển động của vệ tinh trên quỹ đạo không tuân thủ nghiêm ngặt theo định luật Kepler, do có nhiều tác động nhiễu như tính không đồng nhất của trọng trường trái đất, ảnh hưởng của sức hút Mặt Trăng, Mặt Trời và các thiên thể khác, sức cản của khí quyển, áp lực của bức xạ mặt trời… Vị trí tức thời của vệ tinh chỉ có thể được xác định theo mô hình chuyển động được xây dựng trên cơ sở các số liệu quan sát được từ các trạm đo có độ chính xác cao trên mặt đất thuộc phần điều khiển của hệ thống GPS và đương nhiên có chứa sai số.
Tín hiệu vệ tinh được phát đi từ vệ tinh ở độ cao 20.200 km xuống tới máy thu trên mặt đất, các tín hiệu vô tuyến phải xuyên qua tầng điện ly và tầng đối lưu, tốc độ lan truyền tín hiệu tăng tỷ lệ nghịch với bình phương với tần số tín hiệu vì thế tạo ra sai số. Sai số này được loại trừ đáng kể bằng cách sử dụng hai tần số khác nhau. Chính vì vậy để có được độ chính xác cao người ta sử dụng máy thu GPS có hai tần số.
Sai số do tầng điện ly
Ảnh hưởng của tầng đối lưu có thể được mô hình hóa theo các yếu tố khí tượng là nhiệt độ, áp suất, độ ẩm. Để giảm ảnh hưởng của tầng điện ly và tầng đối lưu, người ta quy định chỉ quan sát vệ tinh ở độ cao từ 15o trở lên so với mặt phẳng chân trời.
Sai số do tầng ion và tầng đối lưu
Anten của máy thu không chỉ thu tín hiệu đi thẳng từ vệ tinh tới mà còn nhận cả tín hiệu phản xạ từ mặt đất với môi trường xung quanh. Sai số do hiện tượng này gây ra được gọi là sai số nhiễu xạ của tín hiệu vệ tinh (đa đường dẫn). Để làm giảm sai số này bằng cách hoàn thiện cấu tạo máy thu và anten.
Tổng hợp ảnh của các nguồn sai số chủ yếu cùng các nguồn sai số phụ khác, khoảng cách từ vệ tinh đến các điểm quan sát có sai số 13 m với xác xuất khoảng 95%. Do vị trí điểm quan sát được phép xác định bởi phép giao hội khoảng cách từ các vệ tinh nên độ chính xác của chúng phụ thuộc vào góc giao hội, tức là phụ thuộc vào đồ hình phân bố của các vệ tinh so với điểm quan sát, ta phải đếm sai số khoảng cách giao hội nhân với một hệ số lớn hơn một. Hệ số này đặc trưng cho đồ hình giao hội tức là đồ hình phân bố vệ tinh với điểm quan sát và được gọi là hệ số phân tán độ chính xác DOP. Như vậy, DOP càng nhỏ thì vị trí điểm quan sát được xác định càng chính xác.
Việc định vị chủ yếu được thực hiện bởi máy thu nhưng có một số thao tác do người thực hiện. Do đó có thể gây ra sai số như: sai số định tâm, đo chiều cao anten chưa chính xác.
Độ cao anten của máy thu cũng là một đại lượng tham gia vào các thành phần của vector cạnh (base line) trong định vị tương đối. Cho nên khi đo chiều cao anten cần thận trọng đọc số một cách chính xác trên thước đo. Có thể đọc số trên cả thang “mét” và thang đơn vị “inch”.
Đây là các sai số tồn tại do khách quan, để giảm ảnh hưởng của các nguồn sai số trên, người ta đưa ra các giải pháp đo và xử lý số liệu.
Liên hệ: CÔNG TY THIẾT BỊ VÀ ĐO ĐẠC GEOTEX
Trụ sở chính: Số 77C Đường Trần Phú – P.Cái Khế – Q.Ninh Kiều – TP.Cần Thơ
CN Miền BẮc: Số 139 Dương Đình Nghệ, Vĩnh Niệm, Lê Chân, Tp.Hải Phòng
Hà Nội: Toà B, Vinaconex 2, KĐT Kim Văn-Kim Lũ, Hoàng Mai, Tp.Hà Nội
Tp.HCM: TM23 Chung cư 9 View, Tăng Nhơn Phú, Quận 9, Tp.HCM
Hotline/Zalo: 0974.371.626 – 0974.366.568
website: https://thietbigeotex.com